TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

SCIC tổ chức Hội nghị Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bạn đánh giá: 1 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

SCIC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

TP. Huế - Ngày 6&7 tháng 10 năm 2014, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã tổ chức Hội nghị Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2014. Hội nghị có sự tham gia của gần 400 người đại diện vốn thuộc hơn 300 doanh nghiệp thuộc danh mục đầu tư của SCIC.

Tại Hội nghị năm nay, bên cạnh việc tổng kết, đánh giá công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội nghị tập trung trao đổi một số nội dung liên quan đến quyền của cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp, trao đổi thông tin về các nội dung tại Quy chế Người đại diện mới ban hành ngày 01/10/2014.

Trong khuôn khổ Hội nghị, căn cứ Đề án tái cơ cấu SCIC giai đoạn đến năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2344/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 và dự thảo Chiến lược phát triển SCIC đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã trình Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, SCIC đã tổ chức buổi họp chuyên đề với các doanh nghiệp có quy mô lớn, thuộc diện SCIC đầu tư, nắm giữ lâu dài để bàn bạc, tìm giải pháp tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đ/c Trần Văn Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch HĐTV SCIC phát biểu tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, SCIC đã phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề về Quản trị rủi ro. Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã trao đổi về vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro trong quá trình hoạt động.

Tính đến 15/8/2014, SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 329 doanh nghiệp, với vốn nhà nước theo giá trị sổ kế toán trên 17.000 tỷ đồng, giá trị thị trường khoảng 76.000 tỷ đồng. Hệ thống người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp do SCIC quản lý bao gồm 433 người, trong đó có 348 người đại diện trực tiếp tham gia lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp.

Trong hơn 8 năm hoạt động, công tác phối hợp giữa SCIC và người đại diện đã từng bước đi vào chuẩn mực, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xác định tầm quan trọng của hệ thống người đại diện trong công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ chế làm việc và công tác phối hợp giữa SCIC và người đại diện. Thông qua hệ thống người đại diện, với tư cách là cổ đông, SCIC đã triển khai các hoạt động tư vấn, giám sát, quản trị, tái cơ cấu, góp phần giúp các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khóa đào tạo, hội thảo chuyên đề được SCIC tổ chức đã cung cấp cho Người đại diện thông tin cập nhật về cơ chế, chính sách, diễn biến thị trường, đồng thời giúp tạo cầu nối để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội liên doanh liên kết, hợp tác với nhau, nhất là trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn.  

Ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC cho biết việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa bằng hình thức ủy quyền cho người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đại diện vốn, trong thời gian tới, SCIC sẽ tiếp tục kiện toàn hệ thống người đại diện nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao chất lượng công tác đại diện vốn nhà nước.  
 
Theo mô hình hoạt động của SCIC, Tổng công ty chủ động và đánh giá hoạt động của Người đại diện; giao nhiệm vụ cho Người đại diện; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện... Đó là mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn nhà nước và người được ủy quyền. Thông qua hoạt động quản lý vốn của SCIC, đa số các doanh nghiệp sau khi chuyển giao về SCIC đều đạt kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh.

Một số doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) trên 20%. Ví dụ như: CTCP Viễn thông FPT: 47%, CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk: 37%, CTCP Dược Hậu Giang: 30%, Công ty TNHH 2 thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền: 40%, Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến Đá An Giang: 37%... Nhiều doanh nghiệp đã vượt chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận do Đại hội cổ đông giao, đồng thời vượt kế hoạch trả cổ tức, đem lại lợi ích cho cổ đông, trong đó có SCIC.

Trao đổi về kế hoạch hoạt động của SCIC trong thời gian tới, ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC nhấn mạnh, trên cơ sở Nghị định số 151/201/NĐ-CP ngày 01/11/2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Nghị định số 57/2014/NĐ-CP ngày 15/6/2014 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC, SCIC sẽ tăng cường công tác quản trị, tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; đẩy mạnh công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Đề án tái cơ cấu SCIC; đẩy mạnh hoạt động đầu tư theo danh mục và định hướng đã được phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu cơ hội tham gia các khoản thoái đầu tư ngoài ngành và mua cổ phần lần đầu tại các doanh nghiệp cổ phần hóa để thực hiện Nghị quyết số 15/2014/NĐ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ và Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.

Tiến sỹ Phạm Viết MuônPhó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủPhó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN:

Những việc đã làm được của SCIC có sự đóng góp rất lớn của hệ thống người đại diện; vì thế, SCIC phải đặc biệt quan tâm đến việc kiện toàn hệ thống người đại diện. Ðối với một số doanh nghiệp đặc biệt quan trọng hoặc trong những trường hợp thật sự cần thiết, SCIC phải tăng cường cử cán bộ của mình trực tiếp làm người đại diện, tham gia bộ máy lãnh đạo tại doanh nghiệp để sâu sát hơn doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong thời gian tới SCIC cần tiếp tục chủ động đề xuất và phối hợp các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về Người đại diện; Tiếp tục hoàn thiện các quy định của SCIC về công tác Người đại diện; Kiện toàn nhân sự và tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong công tác Người đại diện; Thực hiện tái cấu trúc, nâng cao năng lực và cổ phần hoá các Công ty TNHH MTV theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch HĐTV SCIC:

Chính phủ đã tăng cường chức năng nhiệm vụ của SCIC. Thời gian tới, nhiệm vụ của SCIC sẽ nặng nề hơn. Do đó, SCIC cần phát huy tính chủ động, tích cực hơn nữa để làm tốt công tác đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, gắn kết có hiệu quả các doanh nghiệp thành viên, tận dụng tốt cơ hội đầu tư kinh doanh nhằm phát huy có hiệu quả vai trò nhà đầu tư của Chính phủ.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp với người đại diện, SCIC phải tiếp tục kiện toàn hệ thống người đại diện; tăng cường cơ chế phối hợp với các địa phương, Bộ, ngành trong việc theo dõi đánh giá Người đại diện. SCIC cần tiếp tục ủng hộ và đề cử Người đại diện vào nắm giữ các chức vụ quản lý, điều hành, qua đó Người đại diện có thể phát huy được khả năng quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp và hưởng các chế độ tương ứng với các vị trí lãnh đạo DN.


GIỚI THIỆU
Tầm nhìn
Trở thành nhà đầu tư của Chính phủ, tổ chức tài chính nhà nước hàng đầu ở Việt Nam,một trong những đầu mối thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công, phân cấp.
Sứ mệnh
Giá trị theo đuổi
LIÊN KẾT WEBSITE
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Địa chỉ: Tầng 23-24 Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Giấy phép: 338/GP-BC ngày 10/11/2006 Website: www.scic.vn