TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Kỷ niệm 90 năm ngày Truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng 1/8/1930 - 1/8/2020

Bạn đánh giá: 2 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Năm 2000, Bộ Chính trị (Khoá VIII) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hoá của Đảng. Năm 2007, sau khi hợp nhất Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) quyết định lấy ngày 1/8 hằng năm làm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.

Ngày 1/8/1930 được chọn là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng nhưng trên thực tế, công tác tuyên giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng, từ khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu các hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước vào Việt Nam.

Tại Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta khởi xư­ớng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất n­ước. Kể từ đó đến nay đã gần 35 năm, nhiệm vụ, chức năng là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, tham mưu giúp các cấp ủy đảng trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa giáo; công tác tuyên giáo đã đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện sự nghiệp đổi mới và đã đạt được những thắng lợi bước đầu. Sự đóng góp của công tác tuyên giáo được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực nổi bật, đó là:

Tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, về đất nước và con người Việt Nam; nâng cao uy tín và vị thế của đất nước; góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không ngừng chăm lo và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội an toàn, lành mạnh, xây dựng con người mới Việt Nam.

Đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, công tác tuyên giáo từ Trung ương đến địa phương đã có sự chuyển biến sâu sắc và đạt được những kết quả nổi bật, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Cụ thể

Công tác tham mưu giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các lĩnh vực công tác tuyên giáo ngày càng chủ động, nhạy bén, sáng tạo, sát với yêu cầu của thực tiễn. Toàn Ngành đã chủ động tham mưu tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương ban hành trong nhiệm kỳ; nghiên cứu, tham mưu có chất lượng nhiều vấn đề quan trọng trên lĩnh vực tuyên giáo, đồng thời phục vụ tích cực cho việc xây dựng, ban hành, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy địa phương để tháo gỡ khó khăn, bất cập cũng như những định hướng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tuyên giáo trong tình hình mới.

Việc tham mưu, đề xuất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đặc biệt là việc biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục, với nhiều nội dung và cách làm mới, đã tạo sức lan toả sâu rộng trong xã hội, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

Công tác giáo dục lịch sử, truyền thống, đạo đức, lối sống trong các trường phổ thông; công tác lý luận, giáo dục chính trị tư tưởng, nhất là giáo dục chính trị trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được chú trọng, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn được chủ động triển khai, ngày càng nền nếp, bài bản hơn. Công tác triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức. Việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 khóa XII được đổi mới từ chỗ học tập, quán triệt bằng hình thức trực tiếp thì nay được kết hợp phương pháp trực tuyến với nội dung ngắn gọn, súc tích, giúp cho cán bộ, đảng viên nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản, cốt lõi của các nghị quyết; thời gian tổ chức sớm hơn, nội dung thảo luận, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết khả thi hơn, sát hợp hơn với thực tế địa phương, đơn vị.

Toàn Ngành đã chú trọng tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức tham mưu về công tác lý luận chính trị; tập trung chỉ đạo, định hướng các cơ quan, đơn vị chức năng nghiên cứu một số vấn đề về đường lối, chính sách, phương thức lãnh đạo, thực hiện dân chủ trong Đảng; khẳng định và làm rõ một số giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống yêu nước tiếp tục được coi trọng và tăng cường, từng bước được đổi mới, đa dạng về nội dung và phương thức. Công tác giáo dục lịch sử, truyền thống và nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử Đảng được cấp ủy các cấp quan tâm triển khai.

Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có nhiều đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của thực tiễn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng tuyên truyền được coi trọng, tập trung chỉ đạo sâu sát, kịp thời. Công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt, triển khai các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không ngừng đổi mới theo hướng chủ động, sáng tạo, hiệu quả; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng; tuyên truyền kinh tế - xã hội; tuyên truyền quốc phòng, an ninh có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức tạo sức lan tỏa trong xã hội. Công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên cũng đã được ban tuyên giáo các cấp chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền trên internet, mạng xã hội được quan tâm. Việc chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền trên báo chí được đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, từng bước tạo lập môi trường thông tin trong sạch, lành mạnh trên báo chí và trên không gian mạng. Công tác sắp xếp, quy hoạch báo chí được thực hiện đồng bộ với nhiều phương pháp hiệu quả. Công tác nắm bắt, điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội từng bước được đổi mới theo hướng chủ động, sớm và sát thực tiễn hơn; nhất là trước các vấn đề phức tạp, nhạy cảm mà đông đảo nhân dân quan tâm.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa - văn nghệ bám sát nhiệm vụ chính trị, đúng định hướng, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước và từng địa phương.

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu; thông tin về thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đường lối đối ngoại; quảng bá văn hóa, hình ảnh Việt Nam ra thế giới; về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; các vấn đề chủ quyền biên giới lãnh thổ, vấn đề Biển Đông, tôn giáo, dân tộc, dân chủ nhân quyền... được tăng cường.

Công tác tham mưu trên các lĩnh vực khoa giáo ngày càng chủ động, có nhiều chuyển biến quan trọng. Ngành Tuyên giáo đã tập trung chỉ đạo, định hướng chính trị trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ công tác khoa giáo như: đổi mới giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; phát triển y tế, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới. Chủ động tham mưu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nghị quyết chỉ thị, nghị quyết này trong tình hình mới.

Công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng hiệu quả. Chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa có chuyển biến tích cực, rõ nét hơn so với trước; nhất là việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, phản bác quan điểm sai trái thù địch, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội và tăng cường cung cấp thông tin chính thống, tổ chức đối thoại, định hướng thông tin trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm

90 năm qua, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, công tác tuyên giáo đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và nhất là thế hệ những cán bộ đã và đang công tác trong ngành Tuyên giáo. Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống của ngành Tuyên giáo là dịp để chúng ta cùng ôn lại và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành Tuyên giáo; bồi đắp thêm niềm tự hào về những đóng góp to lớn, có ý nghĩa lịch sử của ngành Tuyên giáo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; củng cố và tăng cường niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Tuyên giáo ra sức phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp./.


GIỚI THIỆU
Tầm nhìn
Trở thành nhà đầu tư của Chính phủ, tổ chức tài chính nhà nước hàng đầu ở Việt Nam,một trong những đầu mối thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công, phân cấp.
Sứ mệnh
Giá trị theo đuổi
LIÊN KẾT WEBSITE
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Địa chỉ: Tầng 23-24 Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Giấy phép: 338/GP-BC ngày 10/11/2006 Website: www.scic.vn