TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

SCIC xúc tiến đầu tư tại Nga

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 

SCIC xúc tiến đầu tư tại Nga

Từ ngày 27 đến 30 tháng 3 năm 2016, đoàn công tác của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) do Tổng Giám đốc Lại Văn Đạo làm trưởng đoàn có chuyến công tác tới Liên bang Nga để thực hiện xúc tiến đầu tư tại Nga.

Theo chương trình công tác, ngày 28/3/2016 tại Moskva, đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa SCIC và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB). Ông Lại Văn Đạo – Tổng Giám đốc SCIC và ông Riccardo Orcel – Phó Chủ tịch VTB đã đại diện cho 2 đơn vị ký kết Biên bản ghi nhớ trước sự chứng kiến của Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

 

Theo Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết, SCIC và VTB sẽ cùng nhau hợp tác, trao đổi thông tin về các cơ hội đầu tư tại Việt Nam và Nga cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư.

Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn SCIC đã có buổi làm việc với ông Stanislav Voskresensky, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga và ông Kirill Dmitriev,  Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) để thảo luận về các cơ hội hợp tác đầu tư tại Nga và Việt Nam, cũng như các cách thức để kết nối doanh nghiệp là đối tác/khách hàng/công ty con của mỗi bên để tìm kiếm và hiện thực hóa các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên..

Tiếp đó, ngày 29/3, SCIC đã tổ chức buổi hội thảo “Cơ hội đầu tư tại Liên bang Nga và Việt Nam – Triển vọng hợp tác”. Buổi hội thảo nhằm mục đích kết nối nhà đầu tư Nga với các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý của SCIC, đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nga.

Tham dự buổi hội thảo có có sự tham dự của Tham tán Kinh tế Việt Nam tại Nga, đại diện lãnh đạo Bộ phát triển kinh tế Nga, Ngân hàng VTB, Quỹ đầu tư trực tiếp Nga, người đại diện tại một số doanh nghiệp của SCIC như Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Minh (BMI), Tổng công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), CTCP Dược Hậu Giang (DHG), Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (Vietronics)… và khoảng 30 doanh nghiệp Nga.

Thông qua buổi hội thảo, SCIC thực hiện kết nối các doanh nghiệp Nga và các doanh nghiệp thuộc danh mục đầu tư của mình nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại thị trường Nga và thị trường Việt Nam. Buổi hội thảo cũng đã giới thiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nga và cơ hội để các doanh nghiệp Nga hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý của SCIC. 

Tổng Giám đốc SCIC Lại Văn Đạo phát biểu giới thiệu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Ông Lại Văn Đạo, Tổng Giám đốc SCIC cho biết: “Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ truyền thống lâu đời và hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực. Hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia đang ngày được tăng cường và củng cố trên mọi lĩnh vực, trong đó có thương mại và đầu tư. Chúng tôi kỳ vọng đợt xúc tiến thương mại lần này sẽ thúc đẩy mối quan hệ để các đối tác của Nga hợp tác đầu tư cùng các doanh nghiệp Việt Nam, giúp hai bên cùng có lợi và cùng phát triển. Thông qua đó, hoạt động tái cơ cấu vốn nhà nước của SCIC sẽ được triển khai hiệu quả hơn để tập trung nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”.

Thành lập năm 2006, sau hơn 10 năm hoạt động, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 DN với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách kế toán gần 9.000 tỷ đồng.

Thông qua vai trò cổ đông, SCIC tham gia quyết định các phương án kinh doanh của DN, giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho vốn nhà nước, tăng nguồn thu cổ tức cho ngân sách nhà nước.

Tính đến nay, SCIC đã thực hiện tái cơ cấu, bán vốn thành công tại gần 900 DN, thu về cho Nhà nước hơn 13.000 tỷ với thặng dư bán vốn hơn 8.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần gấp 2,5 lần so với giá vốn.

Thông qua hoạt động tái cơ cấu vốn nhà nước, SCIC đã gia tăng quá trình tích tụ vốn và trên cơ sở đó, thực hiện đầu tư theo định hướng của Chính phủ. Hoạt động đầu tư của SCIC tập trung vào những dự án có quy mô lớn trong các lĩnh vực trọng yếu và có triển vọng lâu dài, đảm bảo hiệu quả. Tổng vốn đầu tư của SCIC tính đến hết 2015 đạt hơn 1 tỷ USD.

Mục tiêu phát triển đến năm 2020 của SCIC là trở thành nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ; đến năm 2030 trở thành tập đoàn tài chính quy mô khu vực và là công cụ để Nhà nước đầu tư, nắm giữ chi phối tại các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng.


GIỚI THIỆU
Tầm nhìn
Trở thành nhà đầu tư của Chính phủ, tổ chức tài chính nhà nước hàng đầu ở Việt Nam,một trong những đầu mối thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công, phân cấp.
Sứ mệnh
Giá trị theo đuổi
LIÊN KẾT WEBSITE
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Địa chỉ: Tầng 23-24 Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Giấy phép: 338/GP-BC ngày 10/11/2006 Website: www.scic.vn