TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

Đồng chí Nguyễn Chí Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC tham dự Hội nghị Ngoại giao 31 và phát biểu tham luận tại Phiên họp toàn thể về Ngoại giao phục vụ phát triển đất nước

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Sáng 15/12, Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” khai mạc tại Hà Nội dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ, ban ngành Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh thành và nguyên lãnh đạo Bộ ngoại giao, hơn 70 Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài, đại diện lãnh đạo Tổng công ty, hiệp hội doanh nghiệp và một số tập đoàn lớn
Tham dự trực tiếp phiên khai mạc tại đầu cầu Bộ Ngoại giao và trình bày tham luận “Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư kinh doanh vốn và chuyển đổi mô hình hoạt động thành quỹ đầu tư Chính phủ” tại Phiên họp toàn thể về Ngoại giao phục vụ phát triển đất nước, đồng chí Nguyễn Chí Thành, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết: bám sát quan điểm “tiếp tục khơi dậy và thúc đẩy khát vọng, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại” về phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, để đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư kinh doanh vốn là một trong những phương thức nhằm dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực nhà nước cần đầu tư để tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế; là cách thức phát huy nguồn lực trong nước kết hợp nguồn lực quốc tế/thời đại cho công cuộc chấn hưng đất nước.
Sau 15 năm ra đời và phát triển, SCIC đã tập trung được gần 1 tỷ USD tiền mặt, và danh mục 146 doanh nghiệp với giá trị thị trường là 200.000 tỷ đồng (khoảng 8,6 tỷ USD). Về cơ bản, SCIC đã đi qua giai đoạn 1 của quá trình phát triển – là giai đoạn tiếp nhận, tái cơ cấu, bán vốn tại các doanh nghiệp từ các Bộ/Ngành/Địa phương sau cổ phần hóa. Hiện nay, SCIC đã và đang chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh đầu tư vào những lĩnh vực nhà nước cần dẫn dắt và mang lại hiệu quả. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC thành Quỹ đầu tư chính phủ (QĐTCP) là phù hợp với quan điểm về củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nhu cầu đầu tư hiện tại của Chính phủ cũng như kinh nghiệm quốc tế.



Ảnh: Đ/c Nguyễn Chí Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC tham luận tại Hội nghị

Cũng trong bài tham luận của mình, từ thực tiễn hơn 15 năm hoạt động của SCIC và đúc rút kinh nghiệm từ các QĐTCP trên thế giới, đồng chí Nguyễn Chí Thành tổng kết có 04 yếu tố chính để tạo nên thành công của một Quỹ ĐTCP là: cơ chế, chính sách; nguồn vốn; con người và hợp tác quốc tế, trên cơ sở đó trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đồng chí Nguyễn Chí Thành đã kiến nghị với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ SCIC kết nối với các QĐTCP trên thế giới trong việc hợp tác cùng SCIC thành lập các quỹ đầu tư chuyên ngành để đầu tư vào ngành, lĩnh vực và dự án trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam; thu hút các QĐTCP tham gia mua cổ phần tại doanh nghiệp trong danh mục của SCIC; huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế./.

Tin thêm về Hội nghị tại đây

Sau 15 năm ra đời và phát triển, với quy mô, nguồn lực và kinh nghiệm đã tích lũy được, theo các chuyên gia, SCIC đang có những điểm tương đồng nhất định với các quỹ đầu tư quốc gia. Trong 15 năm qua, SCIC đã thực hiện đầu tư với tổng giá trị 36.841 tỷ đồng. Đặc biệt là mới đây, trước yêu cầu cấp bách phải khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, SCIC đã đầu tư 6.900 tỷ đồng mua cổ phần tăng vốn điều lệ tại Vietnam Airlines, chiếm tỷ lệ sở hữu 31% tại Vietnam Airlines. Sự có mặt kịp thời của SCIC trong thời điểm cam go này thực sự là cứu cánh để đợt phát hành tăng vốn của Vietnam Airlines thành công, kịp thời bổ sung nguồn vốn để vượt qua khó khăn. Hiện tại danh mục doanh nghiệp của SCIC có 149 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 47.009 tỷ đồng, giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 190.000 tỷ đồng
Từ năm 2020 trở đi, khi danh mục doanh nghiệp bàn giao về SCIC được dự báo sẽ giảm dần cả về số lượng và giá trị, SCIC đã chủ động chuyển trọng tâm nhiệm vụ sang hoạt động đầu tư kinh doanh vốn. Theo đó, trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020 – 2030, SCIC xác định đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn với định hướng rõ nét hơn trên cơ sở tiếp tục tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt có tính chất lan tỏa trong nền kinh tế. Khi tham gia đầu tư, SCIC sẽ đóng vai trò là người cung cấp “vốn mồi” để thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng những lợi thế sẵn có của SCIC như: uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; năng lực tài chính vượt trội; lợi thế về nguồn vốn, quỹ đất, kinh nghiệm triển khai dự án và kinh nghiệm hoạt động trong nhiều lĩnh vực của các đơn vị thành viên trong danh mục đầu tư của SCIC; kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của SCIC qua nhiều năm thực hiện công tác tiếp nhận, quản trị và thoái vốn tại gần 1.100 doanh nghiệp


Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Địa chỉ: Tầng 23-24 Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Giấy phép: 338/GP-BC ngày 10/11/2006 Website: www.scic.vn